In lụa là gì?
In lụa ( in lưới) là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo thường là một tấm lưới polyester căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm.Khi in người ta cho mực vào lòng khung,gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền(dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.
Kỹ Thuật In Lụa Trên Áo Thun
Như ta thấy nguyên tắc của việc chụp bàn in lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng màu trắng trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới.
Quá trình chế tạo khuôn in lụa (in lưới)
Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản?
Quá trình phơi bản bao gồm:
+ Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản sấy khô keo.
+ Đặt phim in lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt
phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt.
+ Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng --> không bị cô cứng.
+ Rửa khung bằng nước,những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới --> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi.Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim.
Các bước in lụa:
* Để in lên áo thun đầu tiên ta cần một cái bàn in có gắn bản lề
* sau đó kẹp cái khung lụa nhớ kẹp cho thật chắc, lỏng lẻo là hinh in lệch, méo mó
* Sau đó tiến hành pha mực
* Phần tiếp theo là canh tay kê, tức là làm sao cho khi in xuống thì hình ảnh phải đúng vị trí trên sản phẩm in.
* Tay kê thì dùng loại cánh bướm hoặc có thể canh theo cách sau:
+ Đầu tiên dán tay kê trên một tấm bìa cứng, gắn một tờ giấy in thử vào, cố định lại bằn băng keo.
+ Đặt tờ giấy lên bàn in, hạ khung lụa xuống và kéo lui kéo tới miếng bìa để canh vị trí của tờ in(bằng cách nhìn qua khung vì lúc này chưa đổ mực vào nên nhìn được). Sau khi canh được rồi thì lấy băng keo cố định miếng bìa lại khi canh xong tay kê rồi thì tiến hành in. Cho mực vào khung (chú ý đừng để mực tràn ra ngoài). Thao tác in là: đặt sản phẩm vào, canh bằng hai tay kê hạ khung xuống, gạt mực qua một cái rồi nâng khung lên, gắp sản phẩm ra là xong (kỹ thuật kéo còn tùy vào sản phẩm, có khi phải kéo 2 lần – một lần dàn mực lên khung trong lúc nâng khung lên, lần thứ hai mới kéo in xuống sản phẩm khi đã hạ khung xuống). Chú ý là phải kê mặt khung sao cho hở so với mặt bàn từ 3-5mm chứ không áp sát xuống mặt bàn. Sau khi in vài chục lượt phải dùng bông gòn thấm dầu lau qua mặt dưới khung để mực khỏi bị lem. chờ keo tren sản phẩm khô là chúng ta đã có một sản phẩm in lụa hoàn chỉnh.
BẢNG GIÁ IN LỤA GIA CÔNG
(IN LOGO, IN TÊN CÔNG TY, IN HÌNH VẼ, IN ÁO LỚP, IN ÁO NHÓM, IN ÁO THUN)
Số lượng |
In 1 màu |
In 2 màu |
In 3 màu |
In 4 màu |
10 |
14.000 |
20.000 |
25.000 |
35.000 |
20 |
8.000 |
15.000 |
20.000 |
25.000 |
30 |
6.000 |
12.500 |
19.000 |
20.000 |
50 |
5.000 |
10.000 |
15.000 |
18.000 |
100 |
3.500 |
8.000 |
10.000 |
14.000 |
200 |
2.500 |
5.000 |
7.000 |
9.000 |
300 |
2.000 |
5.000 |
6.000 |
7.000 |
400 |
1.500 |
4.000 |
5.000 |
6.000 |
Số lượng trên 500 và in nhiều vị trí, nhiều màu vui lòng liên hệ trực tiếp với hotline: 0902.208.368 để được báo giá tốt nhất ! |
Pingback: In Chuyển Nhiệt Áo Thun Tại Hà Nội | May Áo Thun Đẹp - Đẹp trên từng sản phẩm
Pingback: In Chuyển Nhiệt Áo Thun Tại Hà Nội | May Áo Thun Đồng Phục Đẹp - Đẹp trên từng sản phẩm
Pingback: Địa Chỉ Đăt Áo Thun - Làm Áo Phông Hà Nội |
Pingback: Nên Chọn In Hay Thêu Trên Áo Thun Đồng Phục? |
Pingback: Áo Thun Đồng Phục Công Ty Mosaic - May Áo Thun Công Ty |
Pingback: In Áo Thun Sự Kiện Giá Rẻ - In Áo Thun Sự Kiện Hà Nội TpHCM |
Pingback: In Áo Thun Sự Kiện Giá Rẻ – May Áo Thun Đồng Phục Đẹp,Áo Thun Gía Rẻ Tại Hà Nội Tp HCM